1. Đặt vấn đề
Ngôn ngữ học so sánh-đối
chiếu, theo cách hiểu thông thường là một đường
hướng so sánh bên ngoài ngôn ngữ một cách hệ thống.
Nói cách khác, nó có đối tượng là so sánh hai hoặc
ba ngôn ngữ không có quan hệ về họ hàng, loại
h́nh hay địa lư: đây có thể là các ngôn ngữ bất
kỳ nào đó như tiếng Anh với tiếng Việt,
hoặc tiếng Nga với tiếng Việt... Đă có lúc
người ta kỳ vọng rất nhiều ở kết
quả của việc ứng dụng các thành tựu của
so sánh đối chiếu đối với việc giảng
dạy và học ngoại ngữ, song kết quả mang lại
c̣n rất khiêm tốn. Nhiều khác biệt ngôn ngữ dự
báo là sẽ gây khó khăn cho người học đă không
xảy ra.
1.1.
Trên đại thể, có thể
thấy 3 xu hướng đối chiếu: a) Chủ trương
t́m những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ, xuất
phát chủ yếu từ nhu cầu dạy và học ngoại
ngữ. Lado [7] cho rằng, những nét khác biệt sẽ tạo
nên khó khăn cho người học, do vậy chúng cần
phải được so sánh đối chiếu;
b) Xu hướng thứ hai cho rằng cần phải t́m hiểu
các nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ;
song cái ǵ là “quan trọng nhất” lại không hoàn toàn đơn
giản; (c) Xu hướng thứ 3 chủ trương
nghiên cứu cả những sự giống nhau, tức là
không phải chúng ta đối chiếu ngôn ngữ (contrast)
mà chúng ta phải so sánh (compare) chúng. Ngoài ra, c̣n có thể kể
đến một loại ư kiến nữa là cần phải
quan tâm đến cả những sự tương ứng
và không tương ứng trên b́nh diện biểu đạt
giữa các hiện tượng ngôn ngữ được
so sánh đối chiếu.
1.2. Xu hướng
một là xu hướng nổi trội nhất trong việc
giảng dạy và học ngoại
ngữ - lănh vực quan tâm của chúng ta. Có thể thấy
vô số các công tŕnh khác được thực hiện
trong những năm qua về các hiện tượng ngôn ngữ
giữa hai hoặc nhiều thứ tiếng khác nhau. Tuy
nhiên, điều đáng nói là các sự khác biệt được
phát hiện
ra-là kết quả của các công tŕnh so sánh đối chiếu
này c̣n có ít hiệu quả đối với việc dạy
và học ngoại ngữ nói chung.
Vậy,
nguyên nhân của t́nh trạng này là cái ǵ? Theo cách hiểu của
chúng tôi, tuyệt đại đa số các công tŕnh mới
chỉ dừng lại trong phạm vi cấu trúc luận, tức
là chỉ so sánh các hiện tượng ở cấp độ
câu hay ngữ như th́, thể,
dạng hay trật tự cấu trúc, hay thậm trí ở cấp
độ từ như đối chiếu dạng nguyên thể
trong tiếng Anh với h́nh thức biểu đạt tương
đương trong một tiếng khác mà thôi. Các công tŕnh
này đă cung cấp cho chúng ta một bức tranh về sự
khác biệt mang tính cấu trúc luận giữa các ngôn ngữ,
song lại không cho chúng ta một sự thấu hiểu về
sự hoạt động của các hiện tượng
này. Điều này cũng rất khó có thể trông chờ từ
một công tŕnh so sánh đối chiếu theo đường
hướng cấu trúc luận, bởi lẽ, một mặt,
việc nghiên cứu này bị lệ thuộc vào khái niệm
ngôn ngữ (vốn được phân biệt với lời
nói). Mặt khác, do bị tách ra khỏi môi trường sử
dụng, cho nên đă trừu tượng hóa mất khá nhiều
nghĩa thật của các hiện tượng ngôn ngữ được
đem ra so sánh đối chiếu. Yếu tố ngữ cảnh t́nh huống, nếu có được
xem xét, th́ cũng chỉ nhằm chứng minh cho một luận
điểm nào đó mà thôi. Đây cũng là t́nh h́nh tương
tự trong lư luận ngôn ngữ học cấu trúc nói chung.
1.3. Để khắc phục lại những
nhược điểm này, ngữ pháp chức năng hay
c̣n gọi là chức năng luận (functionalism) đă được
phát triển mạnh mẽ trong khoảng bốn thập
niên gần đây, với đối tượng nghiên cứu
đă được xác định một cách tương
đối rơ ràng: ngôn ngữ như là một phương
tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người
và người. Đây có thể coi là một bước tiến
về chất so với ngữ pháp truyền thống, ngữ
pháp cấu trúc luận và ngữ pháp sản sinh-những ngữ
pháp chủ yếu chỉ quan tâm đến cơ chế
h́nh thức của hệ thống ngôn ngữ, cái được
tách ra khỏi hoạt động thực sự của nó;
và những quan tâm, nếu có, tới hoạt động của
ngôn ngữ th́ chỉ dừng ở mức cần thiết
để có thể quy nạp ra các quy tắc sắp xếp
và kết hợp các đơn vị nhỏ thành các đơn
vị ở cấp cao hơn mà thôi. Ngữ pháp chức năng
đă đặt cho ḿnh nhiệm vụ nghiên cứu miêu tả
và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động
của ngôn ngữ trên b́nh diện của mặt h́nh thức
và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng
trong các t́nh huống giao tiếp xă hội. Như vậy, nó
nghiên cứu ngữ nghĩa không chỉ của câu mà của
cả phát ngôn, và nhất là diễn ngôn từ các góc độ
như kết học, dụng học và khía cạnh xă hội.
Có thể
thấy rằng các giá trị văn hóa đă mang lại cho
diễn ngôn (bao gồm cả nói và viết) một diện
mạo nhất định. Chẳng hạn như người
Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư
tưởng của đạo Khổng mong muốn có được
sự ḥa hợp, quan tâm đến thể diện của
người khác, và kính trọng người trên. Chính v́ vậy,
chúng ta nói chung không thích tham gia tranh chấp, hay chịu nhún
nhường và không muốn khẳng định ư kiến
riêng của ḿnh, bởi lẽ nếu làm như vậy sẽ
tỏ ra thiếu sự tôn trọng. Diễn ngôn đă thể
hiện rơ các đặc điểm này: người Việt
Nam chúng ta ít khi sử dụng các câu hỏi như: Nói như
thế là thế nào? (What do you mean?) khi muốn làm sáng tỏ
một vấn đề ǵ. Yếu tố kỳ vọng cũng
mang tính văn hóa rất cao. Nhiều người châu Á đă thực
hiện các cuộc phỏng vấn xin việc tại các
công ty Anh, Mỹ không thành công lắm, do không hiểu được
ư định của người phỏng vấn. Các câu hỏi
kiểu như “Do you think you can do it?” không phải là câu hỏi
“YES/NO” theo h́nh thức; ngược lại, người bị
phỏng vấn cần phải trả lời nhiều hơn
nữa, phải nói được về năng lực của
ḿnh và lư do tại sao ḿnh có thể làm được. Câu trả
lời gắn gọn “YES, I DO...” sẽ gây ra cảm giác khó
chịu và định kiến ở người hỏi.
2. Chúng tôi cho rằng, cần phải chuyển
sự quan tâm sang lĩnh vực so sánh đối chiếu
chức năng tức là phải đặt mối quan tâm
chủ yếu của chúng ta với đối chiếu diễn
ngôn. Bởi lẽ, mục đích chủ yếu của việc
dạy tiếng là dạy cách sử dụng ngôn ngữ
trong một bối cảnh giao tiếp xă hội, tức là
diễn ngôn. Như vậy, có thể khắc phục được
những thiếu sót vốn có trong việc so sánh đối
chiếu theo chức năng luận- sự chuẩn bị
rất quan trọng cho so sánh đối chiếu từ góc độ
chức năng([1]). So sánh đối
chiếu diễn ngôn cần phải miêu tả được
sự hoạt động của ngôn ngữ thông qua diễn
ngôn trong mối quan hệ với các yếu tố dụng
học, chiến lược giao tiếp và giá trị văn
hóa. Một cách cụ thể hơn, ngoài các yếu tố
h́nh thức như ngữ pháp, âm vị học, và từ vựng
ra, so sánh đối chiếu diễn ngôn từ góc độ
chức năng cần:
2.1. So sánh đối chiếu theo một
số tham biến văn hóa cơ bản như
a. H́nh thức/ nội dung:
Về cơ
bản, mọi ngôn ngữ đều sử dụng sự
kết hợp tiêu chí nội dung hay h́nh thức để
xác định cấu trúc và cách thức phát triển ư trong
diễn ngôn. Clyne [3], đă hoàn toàn có lư khi cho rằng có ngôn
ngữ chú trọng hơn vào mặt nội dung, có ngôn ngữ
chú trọng vào mặt h́nh thức. Clyne nhận xét rằng
người nói vùng Đông Nam châu Á có xu hướng nói chậm
hơn so với người Anh hay các dân tộc khác, và họ
cũng hay lặp lại điều đă nói ở trên.
Theo ông đây là do mối quan hệ giữa sự mong muốn
giữ thể diện và duy tŕ lượt nói hơn là giữa
việc giữ thể diện và mong muốn chuyển tải
nội dụng. Nói chung ông cho rằng người Đông
Nam Á
có xu hướng thiên về nội dung. Chúng tôi xin được
làm rơ điểm này như sau: xu hướng thiên về nội
dung ở đây cần được hiểu như là sự
quan tâm nhiều đến nội dung cần chuyển tải
tại các cuộc thoại so với h́nh thức tổ chức
trong mối quan hệ với các ngôn ngữ được
Clyne so sánh. Điều này hoàn toàn không có ư là các ngôn ngữ Đông
Nam Á
không quan tâm đến h́nh thức tổ chức.
b. Ngôn
ngữ nói / viết
Theo Clyne,
một số dân tộc phát triển truyền thống viết,
c̣n một số dân tộc lại có truyền thống diễn
đạt bằng diễn ngôn nói. Các dân tộc như Anh,
Mỹ nói chung là có truyền thống viết và nói rất
phát triển; trong khi đó các dân tộc ở châu Á lại thiên
về ngôn ngữ viết hơn là ngôn ngữ nói. Những
người nói nhiều, theo họ, thường được
nh́n nhận là những người không đáng tin cậy
(Thùng rỗng kêu to).
c. Nhịp điệu của diễn
ngôn
Nhịp điệu diễn ngôn có
thể làm cho diễn ngôn có cấu trúc khác nhau trong các nền
văn hóa khác nhau. Chẳng hạn như, Clyne cho thấy tại
các cuộc họp chính thức tại Úc, người nói thường
hạn chế nhịp điệu của diễn ngôn do việc
đưa ra kiến nghị “xin đề nghị... “hoặc
nhắc đến ư kiến của một ủy ban nào đó.
Người châu Á nói chung là không muốn nhắc đến
những điều xấu, không hay. Người Việt
Nam “thường hay rào trước đón sau - hedging”, và do
vậy xét theo tiêu chí quan yếu “relevance” của người
Anh, th́ nhiều nội dung trên sẽ trở nên “thừa”.
d. Hướng
phát triển diễn ngôn
Đây là cách thức phát triển cấu
trúc nội dung của diễn ngôn. Kaplan đă tŕnh bày về
những nhận xét của ông khi phân tích các cách thức phát
triển diễn ngôn trong một số ngôn ngữ. Có thể
có 5 kiểu phát triển là: kiểu Anh, kiểu Xê-mít, kiểu
phương Đông, kiểu La Mă, và kiểu Nga. Ví dụ như
người Anh thiên về hướng trực tuyến tức
là nói thẳng. C̣n người
châu Á nói chung thiên về hướng
ṿng vèo, nói hoặc viết theo kiểu “rào trước đón
sau-hedging”. Rơ rằng là các yếu
tố này có tác động đến cấu trúc tổ chức
diễn ngôn và cả cấu trúc chủ đề của diễn
ngôn nữa.
Tuy nhiên cần phải thấy rằng các mô h́nh tổ
chức diễn ngôn trên tồn tại trong tất cả
các ngôn ngữ, và rằng có ngôn ngữ hoặc theo như
cách hiểu của Brown và Yule (sách đă dẫn) chính người
nói / viết có thiên hướng về một kiểu nào đó
mà thôi. Sự quan tâm đối với đặc điểm
này nên đặt trong mối quan hệ với thể loại
diễn ngôn (genre).
e. Trừu tượng/cụ thể
trong cách biểu đạt
Clyne thừa nhận rằng sự đối lập
này ít có giá trị trong việc phân tích diễn ngôn so sánh.
Clyne đă trích dẫn một tác giả Việt Nam cho rằng
văn hóa Việt Nam có xu hướng thiên về tính chất
cụ thể hơn qua kết quả phân tích các thành ngữ
và trường nghĩa trong tiếng Việt. Cũng theo lời
dẫn trên, khi giao tiếp, người Việt nhấn mạnh
vào cảm tính hơn là lư trí.
f. Chủ
quan/khách quan trong cách thức biểu đạt
Một phạm trù nữa là sự
đối lập giữa yếu tố chủ quan và khách
quan. Chẳng hạn như, người Anh có thiên hướng
hạn chế đưa ư kiến riêng của ḿnh, như
trong các diễn ngôn tin nhằm tạo cho nó tính khách quan, đúng
với phương châm của diễn ngôn báo chí. Chúng ta có
thể thấy tính chất này một phần qua việc sử
dụng lời nói gián tiếp hay trích dẫn trực tiếp,
và cách nói bị động. Trong
khi đó người Việt có thiên hướng đưa
ư kiến chủ quan của ḿnh vào diễn ngôn tin. Chẳng
hạn có thể thấy các đầu đề báo có chứa
từ t́nh thái “phải”.
Đây là cấp độ khái quát bậc cao, c̣n ở
bậc thấp hơn so sánh diễn ngôn chức năng cần
phải miêu tả được các quy tắc tổ chức
diễn ngôn theo các quan yếu (relevance), liên kết (cohesion)
và mạch lạc (coherence), quy tắc sử dụng kênh
giao tiếp như diễn ngôn viết hay giao tiếp trực
diện để đạt được mục đích
giao tiếp, cũng như là các quy tắc sáng tạo của
ngôn ngữ như việc sử dụng câu đố, chơi
chữ, hay sự mỉa mai ngôn từ mang tính văn hóa giữa
các ngôn ngữ.
2.2. Miêu tả
các xu hướng sử dụng ngôn ngữ mang tính dụng
học, và các quy tắc thực hiện các hành động
ngôn ngữ trong một nền văn hóa hay tại một
khu vực nào đó. Đây cũng là một hướng đối
chiếu so sánh cần được quan tâm, để có
thể giúp cho việc giao tiếp văn hóa. Một số
công tŕnh trong địa hạt này nhiều công tŕnh nghiên cứu
đă mang lại bằng chứng rất thuyết phục
rằng các giá trị văn hóa như quyền lực, tính
lịch sự, hay thể diện có vai tṛ quyết định
đối với chiến lược giao tiếp giữa
người nói tiếng Việt và người nói tiếng
Anh.
2.3. Miêu tả
sự tương tác của các giá trị văn hóa cơ bản
như tính chất ḥa hợp, sự khiêm tốn, thể diện,
lịch sự, chấp nhận t́nh trạng chưa rơ ràng
trong giao tiếp cũng như là các phạm trù giá trị văn
hóa đối với sự hoạt động của ngôn
ngữ. Các giá trị văn hóa khác như quyền lực,
tính chất cá nhân / tập thể, và chiến lược
tránh sự mơ hồ trong giao tiếp cũng cần được
miêu tả một cách cụ thể. Có thể nói rằng
không có cái ǵ trong ngôn ngữ lại không liên quan tới văn
hóa của người sử dụng ngôn ngữ. Diện mạo
của ngôn ngữ mang nhiều dấu ấn của văn
hóa theo ư rộng của từ này tuy ngôn ngữ cũng có
tính độc lập nhất định. Người Anh sử dụng các câu hỏi
đúng-không (yes-no) khi muốn một ai đó làm một
công việc cho họ, cũng bởi lẽ họ muốn “mềm
hóa” hành động thỉnh cầu. Khi chức năng dụng
học này trở nên không cần thiết, họ có thể
dùng các câu với ư nghĩa mạnh hơn như câu mệnh
lệnh. Cũng như vậy, đối với người
Việt, do không muốn “đi thẳng” vào vấn đề
để khỏi gây sốc hay tạo cảm giác đường
đột, cho nên trong cách sử dụng ngôn ngữ của
họ, họ hay cung cấp thông tin “nền” trước
khi tŕnh bày vấn đề.
3. Tóm lại, so sánh đối chiếu diễn
ngôn có một ư nghĩa rất quan trọng đối với
công việc dạy và học ngoại ngữ. Không phủ
nhận vai tṛ của so sánh đối chiếu theo cấu
trúc luận; song chúng ta cần phải đi xa hơn nữa
để có thể đáp ứng được mục đích
là dạy cho người học sử dụng được
một ngôn ngữ có hiệu quả. Sự thay đổi
trọng tâm so sánh đối chiếu có thể thấy rất
rơ trong xu hướng hiện nay trên thế giới, đó
là nghiên cứu ngôn ngữ trên phương diện giao tiếp
giao văn hóa (crosscultural-communication) tức là t́m hiểu các
tác động qua lại về mặt văn hóa đối
với quá tŕnh giao tiếp, và giao tiếp liên văn hóa
(intercultural communication) - giao tiếp giữa các cá nhân xuất
phát từ các nền văn hóa khác nhau, để phục vụ
các mục đích như ḥa nhập, di cư, du học hay
phát triển kinh tế.
Thay cho lời
kết, chúng tôi xin trích lại ư kiến của Clyne [3,
tr.214] như sau:
Nhiêm vụ
xác định các đặc điểm diễn ngôn qua các
ngôn ngữ và nền văn hóa là một công việc rất
thú vị và cực kỳ khó khăn. Nếu được
thực hiện với một tinh thần thích hợp, nó
có thể mang lại ch́a khóa cho sự hiểu biết quốc
tế và giữa các nền văn hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt: Sơ thảo
cấu trúc chức năng, quyển 1, NXB Khoa học Xă hội,
Hà Nội, 1991.
2.
Brown, G. and
Yule, G., Discourse Analysis, Cambridge: CUP, 1983.
3.
Clyne, M., Cultural
Values in Discourse CUP, 1994.
4.
Halliday. M. A.
K., Explorations in the Functions of Language London: Longman, 1973.
5.
Halliday, M.A.K., An
Introduction to functional grammar, London: Arnold, 1994.
6.
Karchu, Y.,
Cross-Cultural Texts, Discourse Strategies and Discourse Interpretation in L.
E. Smith (ed.) Discourse Across Cultures: Strategies in World Englishes, Prince
Hall, 1987.
7.
Lado, R., Language Teaching, New York, 1964.
8.
Nguyễn Văn
Quang, Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt-Mỹ
trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận
án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, 1999.
9.
Nunan. D., Introducing
Discourse Analysis, Penguin Group, 1993.
10. Valdes, J.M. (ed.)., Culture Bound CUP, 1986.
VNU. JOURNAL OF SCIENCE, Foreign Languages, T.XX, N01, 2004 |
|
COMPARATIVE DISCOURSE ANALYSIS
AND
FOREIGN LANGUAGE EDUCATION
Assoc.Prof.Dr.
Nguyen Hoa
College
of Foreign Languages - VNU
This paper is an attempt made to take a
critical review of current trends in contrastive linguistics geared towards
helping foreign language education. Basically, we can distinguish three
directions. Based on FL education practice, the first of these is aimed at
finding our differences between languages. The second focuses on the most
significant differences between languages. And the last of these targets
comparing languages. The main drawbacks of these approaches is they are based
on structural underpinnings at the expense of language as a meanings of
communication used in social interaction. This paper suggests that the way to
go in the future is to take into account the functions of language, and the
impact of cultural values on the performance of language.