Abstract:
|
Hơn 20 năm qua, với chính sách cải cách kinh tế hay còn gọi là “đổi mới”được áp dụng
một cách toàn diện, kinh tế Việt Nam đã đạt được một bước khá dài trong chặng đường phát triển của
mình. Tăng trưởng kinh tế cao, đạt bình quân từ 7-8%/năm trong gần suốt hai thập kỷ đã làm cho thu
nhập bình quan đầu người tăng mạnh, từ mức 180 USD trong những năm đầu của thập niên 90 của thế
kỷ trước lên tới gần 1200 USD trong năm cuối cùng của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Cùng với sự
tăng mạnh của thu nhâp bình quan đầu người là sự cải thiện đang kể mọi mặt cuộc sống và phúc lợi
của người dân như các chỉ số về giáo dục, y tế…đã được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng và phát
triển trong thời gian qua cũng đã làm cho cách biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội và giữa
các vùng có chiều hướng tăng lên. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với
phân tích số liệu theo kiểu giải thích (data explanatory analysis) và sử dụng hệ số bất bình đẳng Gini
tính cho các nguồn thu nhập của người dân cũng như mô hình tăng trưởng thể hiện sự tương quan giữa
tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập, bài nghiên cứu này đã chỉ ra sự thay đổi thu nhập bình quân
đầu người ở Việt Nam trong thời kỳ từ 1998 đến 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhìn chung
bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam (bất kể là từ nguồn thu nhập nào) đang có xu hướng tăng lên cùng
với sự phát triển của nền kinh tế. Một kết quả nghiên cứu nữa dựa vào việc ước lượng mô hình tăng
trưởng là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có quan hệ tỷ lệ thuận với bất bình đẳng thu nhập. |