Abstract:
|
Hà Tây là vùng đất cổ, bởi thế các làng nghề ở khu vực này đã hình thành từ rất
sớm. Làng xóm phát triển hoàn thiện và hoạt động thủ công đi vào chuyên môn hoá
chính là cơ sở để làng nghề hình thành. Đến thời trung đại, các hoạt động thủ công ở Việt
Nam nói chung và khu vực Hà Tây nói riêng được chuyên môn hoá rõ rệt và phát triển
mạnh hơn. Làng Chàng Sơn (Thạch Thất) có nghề mộc từ thời Hùng Vương, sang thời Bắc
thuộc đã trở nên nổi tiếng. Làng Vạn Phúc (Hà Đông) có nghề dệt từ thế kỷ IX. Có nghề
muộn hơn là làng chạm khắc gỗ Nhân Hiền (Thường Tín), làng khảm trai Chuyên Mỹ
(Phú Xuyên)… từ thế kỷ XI, XII; làng nghề giấy An Cốc (Phú Xuyên)… từ đầu thế kỷ XV;
làng sơn Bình Vọng (Thường Tín) từ thế kỷ XVI; làng thêu Quất Động (Thường Tín) từ
đầu thế kỷ XVII; làng tiện gỗ Nhị Khê (Thường Tín) từ thế kỷ XVIII… [3]. |