dc.contributor.author |
Nguyễn, Vũ Minh Hanh |
|
dc.date.accessioned |
2011-04-21T09:21:25Z |
|
dc.date.available |
2011-04-21T09:21:25Z |
|
dc.date.issued |
2011 |
|
dc.identifier.issn |
12345678 |
|
dc.identifier.uri |
http://hdl.handle.net/123456789/2522 |
|
dc.description |
Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu nêu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Đã phân lập được một số chủng vi khuẩn, trong đó có chủng NKP13 có khả năng phân giải lignocellulose từ 34 mẫu vi khuẩn thu thập được.
2. Đoạn gen mã hóa cho ARNr 16S của NKP13 đã được nhân lên bằng PCR, nhân dòng, xác định trình tự nucleotide và cho thấy sự tương đồng tới 98% so với trình tự của đoạn gen tương ứng từ loài vi khuẩn Thermoanaerobacterium thermosaccharolyticum HM585225 được công bố trong ngân hàng gen thế giới.
3. Chủng vi khuẩn NKP13 sinh trưởng được trên môi trường có cơ chất là vỏ ngô trong điều kiện kỵ khí và có khả năng sinh enzyme xylanolytic và CMCase với hoạt động thích hợp ở pH 6.0 và ở nhiệt độ 70oC. Sản phẩm thủy phân vỏ ngô bằng các enzyme này là đường xylose, xylobiose và các xylooligosaccharide.
4. Đã phát hiện thấy 10 băng protein khác nhau trong chế phẩm enzyme xylanolytic và cellulolytic của NKP13 khi phân tích bằng điện di gel polyacrylamide có SDS, còn khi dùng zymogram thì đã phát hiện thấy sự có mặt 9 băng xylanase và 7 băng CMCase trong chế phẩm. |
vi |
dc.description.abstract |
Lignocellulose (sinh khối thực vật) bao gồm các polysaccharide chủ yếu là cellulose, hemicellulose (xylan) và lignin, trong đó cellulose và hemicellulose chiếm tỉ lệ cao nhất. Cellulose chiếm phần lớn, khoảng từ 35% đến 50% khối lượng khô thực vật, còn hai hợp chất, hemicellulose và lignin lần lượt chiếm khoảng 20-30% và 5-20% khối lượng khô của cơ thể thực vật [23]. Với tính sẵn có lignocellulose trở thành một nguồn năng lượng tái tạo dồi dào [36].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng và triển vọng sử dụng enzyme vào việc biến đổi sinh học các chất thải lignocellulose để tạo ra các đường đơn hữu ích từ phế phụ liệu chứa lignocellulose [3].
Nhằm thu được enzyme có hoạt tính thủy phân lignocellulose hiệu quả thành các đường đơn và đường đôi từ phế phụ liệu nông nghiệp, để rồi từ đó đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm có giá trị trong đời sống con người, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu enzyme xylanolytic và cellulolytic từ một chủng vi khuẩn ưa nhiệt”. |
vi |
dc.subject |
Lignocellulose |
vi |
dc.title |
Bước đầu nghiên cứu enzyme xylanolytic và cellulolytic từ một chủng vi khuẩn ưa nhiệt |
vi |
dc.type |
Dataset |
vi |