Abstract:
|
Tư tưởng của Hồ Quý Ly không phải là tiêu biểu cho tư tưởng của Việt Nam nói chung, bằng chứng là trước và sau ông người ta đang giới thiệu Tống Nho. Đó là một thái độ cá nhân, một cá nhân quan trọng, nó xuất phát từ một hoàn cảnh đặc định và mục đích cũng rất cá nhân… Không nên quá nhấn mạnh và đề cao việc phê bình Tống Nho của Hồ Quý Ly, không nên coi đó như biểu tượng của tinh thần dân tộc, là biểu tượng của sự chủ động và sáng tạo, là tiêu biểu cho tinh thần tiếp thu có chọn lọc và phê phán đối với Nho giáo. Sự đề cao thái quá và thiếu cơ sở đó cũng đồng nhất với việc trình ra cho thế giới một bức tranh về sự nông cạn và quá thiên về thực dụng của các nhà Nho Việt Nam trong lịch sử.
Hồ Quý Ly trước sau vẫn là một nhà Nho. Không những thế ông còn là người đóng vai trò mở đường cho Nho giáo và tầng lớp sĩ phát triển mạnh vào giai đoạn tiếp theo. Ông chỉ tiêu biểu cho một cách lựa chọn, một lại thái độ, một xu hướng của nho gia. Thái độ ấy có đầy những lý do và toan tính cá nhân, chịu sự quy định của hoàn cảnh lịch sử đặc định. |