Abstract:
|
Những năm gần đây, con người được sống trong sự va chạm thường
xuyên với các dạng văn hoá ngoại lai của thời đại toàn cầu hoá, môi trường văn
hoá dường như đột nhiên trở thành cái có vai trò đáng kể hơn trong đời sống các
cộng đồng. Từ châu Á đến phương Tây, từ gia đình đến quốc gia, từ các vị tín đồ
sùng đạo đến những người t heo t rào l ưu v ô t hần cực đoan... đâu đâu người ta
cũng thấy ảnh hưởng tăng dần của những thứ văn hoá không ưa thích, trong khi
đó việc gìn giữ những dạng văn hoá được coi là cần nuôi dưỡng lại tỏ ra ngày một
khó khăn hơn. Triết lý “khoan dung” của UNESCO vang lên đồng thời với triết lý
“bản sắc”. Một mặt, khuyến khích các nền văn hoá có bề dày truyền thống bảo vệ
mạnh mẽ bản sắc riêng, mặt khác, UNESCO lại đồng thời kêu gọi các nền văn hoá
hãy đề cao “khoan dung”, mở cửa, chấp nhận “cộng sinh” với các nền văn hoá
khác. Không mấy ai dành t hì g iờ để mổ xẻ thái độ “nhị nguyên” (dualism) này. |