Abstract:
|
Theo quan niệm phổ biến hiện nay trong các sách báo chính trị - pháp lý ở
trong và ngoài nước, cơ cấu quyền lực nhà nước của bất kỳ quốc gia hiện đại nào
cũng đều bao gồm 3 nhánh quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp. Mỗi nhánh quyền lực có những đặc thù riêng vốn có của nó,
những đặc thù đó do chính đời sống nhà nước, đời sống xã hội quyết định, nói
cách khác, do chính các quan hệ chính trị - xã hội quyết định. Mỗi nhánh quyền
lực đều được trao cho những thể chế nhà nước nhất định thực hiện bằng những
phương thức khác nhau. Quyền lập pháp được trao cho cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân thực hiện - Quốc hội, Nghị viện, hay tên gọi khác. Quyền lực hành
pháp có thể trao cho Tổng thống ở những nước theo chế độ Tổng thống - chế độ
hành pháp một đầu, hoặc cả Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ - chế độ hành
pháp hai đầu thực hiện. Quyền lực tư pháp được trao cho toà án và cả những thể
chế khác thực hiện, nhưng trung tâm thực hiện quyền tư pháp là toà án, không có
toà án thì không có tư pháp. |