Abstract:
|
Bài viết này khảo sát cơ cấu tổ chức của chính quyền Lê – Trịnh thế kỷ XVIII
qua việc phân tích quan chế của “Lục Phiên” trong Vương phủ. Triều Lê r a đời
vào thế kỷ XV, sau khoảng 1 thế kỷ, đã bị Mạc Đăng Dung chiếm ngôi năm 1527.
Nhưng ít lâu sau, năm 1533, Nguyễn Kim đã lập con trai của Lê Chiêu Tông lên
ngôi hoàng đế ở một vùng núi của Lào. Sau đó, để đối phó với triều Mạc đang có
ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng sông Hồng lúc đó, Nguyễn Kim tiến công
vào Thanh Hoá, Nghệ An. Nguyễn Kim mất năm 1545, quân đội ông chỉ huy được
con rể là Trịnh Kiểm đảm nhận thay. Từ đó trở đi, họ Trịnh tiếp quản lực lượng
ấy. Trong năm 1592, Trịnh Tùng lấy lại vùng đồng bằng sông Hồng từ tay triều
Mạc, sau đó, họ Trịnh c ai t rị miền Bắc khoảng 2 thế kỷ. Thời Lê Trung hưng,
hoàng đế được lên ngôi theo nghi lễ, nhưng quyền lực thực chất lại nằm trong tay
chúa Trịnh. Đặc biệt, từ khi Trịnh Tùng nhận tước vương và mở Vương phủ vào
năm 1599, chúa Trịnh đã hoàn toàn nắm thực quyền chính trị. |