Abstract:
|
Trước khi thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chính quyền cai trị tại Việt
Nam (1862), về cơ bản, trên lãnh thổ Việt Nam gần như duy nhất chỉ tồn tại một
loại hình cơ cấu thể chế của chính quyền phong kiến quân chủ chuyên chế phương
Đông (kiểu Trung Hoa). Với thể chế chính quyền này, tất cả các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp đều tập trung vào một vị trí độc tôn của vua - thiên tử.
Trong lịch sử pháp chế của chế độ phong kiến Việt Nam, luật pháp thành văn lần
luợt được ra đời: Hình thư (1042), Quốc triều hình luật (1230 - 1341), Luật Hồng Đức
(1483). Kể từ năm 1882, khi Gia Long chính thức l ên n gôi, l ập nên Vương triều
Nguyễn, Hoàng triều luật lệ - Luật Gia Long ra đời năm 1812, khai sinh ra triều đại
phong kiến và định chế pháp lý sẽ trực tiếp đối đầu với một hệ thống chính quyền
và định chế mà thực dân Pháp sẽ áp đặt tại Việt Nam. |