dc.description.abstract |
Phân tích địa văn hóa cụ thể lưu ý tới sự giống và khác nhau về điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu và điều kiện sống truyền thống mà quan trọng nhất là nền tảng sản xuất vật chất của mỗi cộng đồng Hàn-Việt.
Thứ hai là phân tích nguồn gốc chủng tộc. Đây là một yếu tố rất quan trọng. Thực tế tại khu vực Đông Bắc á và nhất là Hàn Quốc. Cộng đồng dân cư¬ ở đây là kết quả của sự di cư¬ của những cư¬ dân có nguồn gốc khác nhau tạo nên. Điều mà chúng tôi quan tâm là chính cội nguồn chủng tộc đó sẽ tác động đến những giá trị văn hóa nói chung và các giá trị tín ngưỡng truyền thống nói chung của cộng đồng.
Thứ ba là phân tích hoàn cảnh, những nét đặc thù của quá trình giao lưu văn hóa. Sự tiếp nhận những ảnh hư¬ởng của văn hoá nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của văn hoá bản địa và chi phối đến sự hình thành những nét đặc trư¬ng của văn hóa dân tộc. Cũng từ sự quá trình tiếp biến văn hóa này mà có thể thấy được tính dị biệt và tương đồng giữa hai nền văn hóa, tín ngưỡng Hàn -Việt.
Thứ t¬ư, nghiên cứu văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện đại chúng tôi rất chú ý đến so sánh những đặc trư¬ng về đời sống chính trị-xã hội đặc thù của mỗi dân tộc. Hơn đâu hết, tôn giáo là lĩnh vực có liên quan đến các thế lực chính trị và tác động đến đời sống sinh hoạt xã hội ở mỗi một giai đoạn lịch sử. Hơn nữa, sự phát triển của một tôn giáo nào đó, đôi khi có liên quan đến một hoàn cảnh chính trị-xã hội đặc thù nào đó. |
vi |