Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam,
có một số binh sỹ và thường dân nước ngoài do nhiều lý do khác nhau còn ở lại Việt
Nam v à đã t ham g ia c ùng nhân dân V iệt Nam chống Pháp. Họ trở thành những
người “Việt Nam mới” như cách gọi của những người cách mạng Việt Nam.
Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh, toàn
bộ binh sỹ Nhật ở Đông Dương lúc đó khoảng 9 vạn người. Theo thoả thuận của
các nước Đồng minh, binh sỹ Nhật được tập trung ở một số địa điểm dưới sự
quản thúc của quân đội T rung H oa d ân q uốc (phía bắc v ĩ t uyến 16) hoặc của
quân Anh (phía nam vĩ tuyến 16), rồi sau đó tháng 4 – 1946 rời Việt Nam về nước
từ cảng Hải Phòng và Vũng Tàu. Trong khoảng thời gian này, do sự lơi lỏng trong
quản lý của quân Tưởng và quân Anh, một số binh sỹ Nhật Bản đã đào ngũ. Theo
C.E. Goscha, một nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, số binh sỹ Nhật Bản đào ngũ
ở phía bắc vĩ tuyến 16 khoảng 2.000 người, còn ở phía nam vĩ tuyến 16 khoảng 600
người. Nhưng con số này luôn luôn biến động vì sau đó nhiều quân nhân Nhật tự
nguyện hoặc bị bắt trở lại đơn vị.