Trong việc dạy và học ngoại ngữ, “năng lực văn hoá xã hội” được thừa nhận
là một khái niệm quan trọng và là một trong số những thành tố cấu thành “năng
lực giao tiếp” (Xem Vũ Thị Thanh Hương, 2006). Mặc dù có sự gia tăng nhận thức
về tầm quan trọng của năng lực giao tiếp, nhưng trong các giáo trình dạy tiếng và
trong thực tế giảng dạy, vẫn chưa có nhiều sự chú ý được đầu t ư cho v iệc hình
thành và phát triển năng lực giao tiếp ở người học ngoại ngữ. Khi người nước
ngoài sử dụng một ngoại ngữ, những sai sót về phát âm, dùng từ và cách đặt câu
thường được người bản ngữ bỏ qua v ì họ coi đó là sự thiếu hụt kiến thức ngôn
ngữ, nhưng những sai sót trong việc thực hiện các hành động nói năng như cầu
khiến, ra lệnh, phàn nàn, khen v.v… thường bị coi là bất lịch sự, xúc phạm, vô lễ
và có khi dẫn đến sự phá vỡ quan hệ giao tiếp.