Nhằm mục đích xây dựng Hà Nội trở thành “trung tâm hành chính và chính
trị của Bắc Kỳ”, “Thủ đô của Liên bang Đông Dương”, cùng với việc định hình và
mở rộng thành phố về mặt địa giới hành chính và thiết kế tại đ ây m ột bộ máy
hành chính kiểu Pháp, ngay sau khi đặt Lãnh sự quán ở Hà Nội vào tháng 8/1875,
chính quyền thuộc địa đã chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống giao thông
trong Hà Nội và từ Hà Nội đi các t ỉnh. Từ tháng 6/1883, thực dân Pháp bắt đầu
cho mở một con đường nối khu nhượng địa với k hu v ực Trường Thi và Hoàng
thành cũ, lấy con đường này làm trục đường chính để mở rộng các hoạt động xây
dựng ở Hà Nội trong nhiều năm sau. Cũng trong thời gian này, chính quyền thuộc
địa đã chú trọng đầu tư đến việc xây dựng và mở rộng khu phố Pháp ở phía đông
hồ Hoàn Kiếm và phía bắc trục đường Paul Bert (Hàng Khay - Tràng Tiền), cho
mở một con đường rộng 10m xung quanh hồ Hoàn Kiếm, đồng thời ra Nghị định
số 187 về việc áp dụng tại các thành phố ở Bắc Kỳ quy định về đường sá có liên
quan đến quy hoạch đô thị.