Trong mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến trung ương và địa phương (trong
đó có làng xã), việc xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền thống nhất đòi hỏi triều đình
trung ương phải nắm được địa phương, bắt địa phương (làng xã) phải phục tùng theo
quỹ đạo quản lý chung của nhà nước. Trong suốt thời kỳ dài của lịch sử, làng xã
truyền thống của người Việt vốn được coi là những “pháo đài xanh” bất khả xâm
phạm với tính tự trị khá cao. Đến thời Lê sơ, vấn đề đặt ra cho nhà nước phong kiến
trung ương là phải hạn chế được tối đa tính tự trị của làng xã. Muốn làm được điều ấy,
nhà nước phải nắm được bộ máy quản lý làng xã. Trong đó, chủ yếu phải quản lý tốt
các chức danh đứng đầu làng xã như Xã trưởng, Thôn trưởng. Thông qua điển chế và
pháp luật, nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã có những biện
pháp đối với bộ máy quản lý làng xã như sau: