Bài giảng Lịch sử Tư tưởng quản lý

DSpace/Manakin Repository

Bài giảng Lịch sử Tư tưởng quản lý

Show simple item record


dc.contributor.author Hoàng Văn, Luân
dc.date.accessioned 2011-05-18T00:51:52Z
dc.date.available 2011-05-18T00:51:52Z
dc.date.issued 2008
dc.identifier.citation Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 vi
dc.identifier.uri http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/7473
dc.description.abstract Chúng ta đang bước vào nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức - một nền kinh tế mà giá trị chủ yếu dựa vào trí tuệ sáng tạo của con người. Mặc dù Việt Nam còn đang nằm trong quá trình công nghiệp hóa song "đi tắt, đón đầu" không phải chỉ là một mỹ từ mà là một phương châm thực tế để giúp chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách phát triển. Harold Koontz đã từng nói vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển không phải là vốn và công nghệ mà là chất lượng của đội ngũ quản lý. Kiến thức về quản lý và cao hơn nữa là năng lực quản lý đang trở thành vấn đề sống còn với mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Để có năng lực quản lý, chúng ta không chỉ cần có kiến thức về quản lý mà còn cần có kiến thức về quản lý một cách hệ thống, khoa học - tức hiểu biết về khoa học quản lý. Cũng như tư tưởng của các khoa học khác, tư tưởng khoa học quản lý cũng có quá trình hình thành và phát triển tuân theo những quy luật nhất định. Và một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học đương đại là nhìn nó trong tiến trình lịch sử của sự hình thành và phát triển. Ở đây, không phải là sự mô tả một cách giản đơn các tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử như một khoa học mô tả mà vấn đề là khái quá hóa, trừu tượng hóa để tìm ra quy luật của quá trình ấy. Đó chính là lịch sử tư tưởng quản lý với tính cách là một khoa học. Khoa học về lịch sử tư tưởng tự nó là một khoa học không dễ, khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý lại càng khó. Ngoài việc phải nắm chắc lịch sử của thực tiễn xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v..), chúng ta phải phát hiện, khái quát hóa được thực tiễn quản lý của từng thời đại và sự ánh phản một cách cô đọng, khái quát thực tiễn quản lý đó trong tư tưởng. Trong khi đó, thực tiễn quản lý lại hết sức đa cấp, đa dạng và lại có thể được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau. Hơn nữa, những tư tưởng, học thuyết quản lý nhất là những năm cuối của thế kỉ XX lại xuất hiện mau lẹ về số lượng và cách tiếp cận mà thường được gọi là khu rừng rậm quản lý. Do vậy, việc khái quát và nắm bắt quy luật chung của những tư tưởng quản lý thường gặp nhiều khó khăn. Công việc khó nhưng lại rất cần thiết trong việc đào tạo cử nhân khoa học quản lý - những người được đào tạo bài bản để sau này thực thi công tác quản lý một cách chuyên nghiệp. Bởi, chúng ta có thể nói rằng nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là cái cội rễ nhất trong nghiên cứu cơ bản về khoa học quản lý mà nếu không được chú ý đúng mức thì những nghiên cứu cơ bản khác cũng như những nghiên cứu ứng dụng về quản lý rất khó đưa lại hiệu quả như mong muốn. Trước hết, cần phải nói ngay rằng tập bài giảng này không có tham vọng trình bày lịch sử tư tưởng quản lý một cách toàn diện, đầy đủ mà chỉ đưa ra một cách tiếp cận và lược sử những nét cơ bản nhất về đối tượng – lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng quản lý. Do đó, chúng tôi rất mong đọc giả nên tìm tòi những cách tiếp cận khác, những nội dung khác để tự làm giầu thêm kho tàng tri thức của mình. vi
dc.language.iso vi vi
dc.publisher Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vi
dc.subject Tư tưởng quản lý vi
dc.subject học thuyết quản lý vi
dc.subject Khổng Tử vi
dc.subject Hàn Phi Tử vi
dc.subject F. Winslows Taylor vi
dc.subject Quản lý khoa học vi
dc.subject Henry Fayol vi
dc.subject Quản lý hành chính vi
dc.subject Mary Packer Follett vi
dc.subject Lý thuyết ra quyết định vi
dc.subject George Elton Mayo vi
dc.subject C.I. Barnard vi
dc.subject Herbert Alexander Simon vi
dc.subject Douglas McGregor vi
dc.subject Abraham Maslow vi
dc.subject thuyết phân cấp nhu cầu vi
dc.subject Frederick Herzberg vi
dc.subject thuyết hai yếu tố vi
dc.subject V.H. Vroom vi
dc.subject Thuyết kỳ vọng vi
dc.subject Henry Mintzberg vi
dc.subject W. Edwards Deming vi
dc.subject Quản lý chất lượng vi
dc.subject Harold Koontz vi
dc.subject William G. Ouchi vi
dc.subject Quản lý theo văn hóa vi
dc.subject Thuyết Z vi
dc.subject Thomas J. Peters vi
dc.subject Robert H. Waterman vi
dc.subject Mô hình Bảy S vi
dc.subject Peter Ferdinand Drucker vi
dc.subject Cốt yếu của quản lý vi
dc.subject Lập kế hoạch vi
dc.subject tổ chức,lãnh đạo vi
dc.subject kiểm tra vi
dc.title Bài giảng Lịch sử Tư tưởng quản lý vi
dc.type Dataset vi

Files in this item

Files Size Format View Description
lichsututuongquanly(Luan).pdf 2.399Mb PDF View/Open Lịch sử Tư tưởng quản lý

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record

Search DSpace


Advanced Search

Browse

My Account